Quốc ca Nga
Quốc ca Nga

Quốc ca Nga

"Quốc ca Liên bang Nga" (tiếng Nga: Госуда́рственный гимн Росси́йской Федера́ции, chuyển tự. Gosudarstvennyy Gimn Rossiyskoy Federatsii, IPA [ɡəsʊˈdarstvʲɪnɨj ˈɡʲimn rɐˈsʲijskəj fʲɪdʲɪˈratsɨj]) là tên bài quốc ca chính thức của Nga. Bài quốc ca này dùng chính giai điệu của bài "Quốc ca Liên bang Xô viết", sáng tác bởi Alexander Alexandrov, cùng với lời mới của Sergey Mikhalkov, người đã từng làm việc với Gabriel El-Registan để sáng tác bài quốc ca gốc.[3] Từ năm 1944, phiên bản đầu tiên của bài quốc ca đã thay thế "Quốc tế ca" trở thành quốc ca mới, mang đậm chất Xô viết và chất Nga hơn. Cũng cùng giai điệu đó, bài quốc ca được sửa lại lời vào năm 1956, xóa bỏ những ca từ nhắc tới vị lãnh tụ quá cố Stalin. Một bản lời quốc ca thứ hai được sáng tác bởi Mikhalkov vào năm 1970 và chính thức được sử dụng vào năm 1977, lược bớt những nội dung về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và tập trung nhiều hơn vào thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.Nước Nga Xô viết là nước cộng hòa duy nhất trong Liên Xô không có quốc ca riêng. Bài nhạc không lời mang tên "Bài ca yêu nước" của Mikhail Glinka được Xô viết Tối cao Nga chính thức chấp nhận vào năm 1990[4] và được Tổng thống Liên bang Nga Boris Yeltsin phê chuẩn làm quốc thiều năm 1993[5] sau khi Liên Xô tan rã. Tuy nhiên, bản quốc thiều này không phổ biến đối với công chúng Nga, với nhiều chính trị gia và các nhân vật công chúng, vì giai điệu thiếu lời bài hát, và do đó không thể truyền cảm hứng cho các vận động viên Nga trong các cuộc thi quốc tế.[6] Chính quyền Nga đã mở các cuộc thi kêu gọi viết lời bài hát cho bản quốc thiều này, nhưng không có tác phẩm dự thi nào được chính thức chấp thuận.Bản quốc thiều của Glinka sớm bị thay thế sau khi người kế nhiệm của Yeltsin, Vladimir Putin, lên nắm quyền vào ngày 7 tháng 5 năm 2000. Cơ quan lập pháp liên bang đã tổ chức sáng tác và chấp thuận sử dụng phần nhạc của Quốc ca Liên Xô cùng với lời được viết mới vào tháng 12 năm 2000. Đây trở thành bài quốc ca thứ hai được Nga sử dụng sau khi Liên Xô tan rã. Chính phủ mở một cuộc thi tìm kiếm lời cho bài quốc ca, và cuối cùng đã chọn một sáng tác mới của Mikhalkov; theo họ, sáng tác này được chọn vì nó gợi lên và ca tụng được lịch sử và truyền thống của nước Nga.[6] Yeltsin đã chỉ trích Putin vì muốn đưa trở lại bài quốc ca thời Xô viết, mặc dù các cuộc khảo sát ý kiến đã cho thấy nhiều người Nga ủng hộ quyết định này.[7]Công chúng Nga có những cách tiếp nhận trái ngược nhau với bài quốc ca. Một cuộc khảo sát năm 2009 cho thấy 56% người được hỏi cảm thấy tự hào khi nghe bài quốc ca, nhưng chỉ có 25% thích nó.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc ca Nga http://www.khachaturian.am/eng/works/music.htm http://www.mpr.gov.ba/hr/str.asp?id=375 http://www.president.gov.by/press15629.html http://english.people.com.cn/200505/09/eng20050509... http://english.people.com.cn/english/200012/08/eng... http://www.christianitytoday.com/ct/2000/decemberw... http://cis-legislation.com/document.fwx?rgn=1423 http://archives.cnn.com/2000/WORLD/europe/12/08/ru... http://archives.cnn.com/2000/WORLD/europe/12/30/ru... http://abcnews.go.com/International/story?id=82024...